HomePhật họcLịch sử

Kỳ 2: Vai trò của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX

Tóm lược 60 năm phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam
Đức Phật, Mahavira & Gandhi
Mời bạn đọc viết bài về sự kiện “60 năm Phong trào Chấn hưng Phật giáo”

Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập vào nước ta đã luôn song hành cùng dòng chảy lịch sử dân tộc. Phật giáo và các tín đồ, Phật tử luôn đồng lòng đánh tan mọi âm mưu xâm lược đất nước từ ngàn xưa đến nay.

Một cuộc biểu tình ôn hòa trong trong trào đấu tranh

Thế nên, Phật giáo không thể hoạt động độc lập hoặc tách rời khỏi quần chúng nhân dân, vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước.

  1. Vai trò đối với lịch sử dân tộc và sự nghiệp giải phóng đất nước

Phong trào chấn hưng Phật giáo đã góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập, tự do, giúp nâng tầm phong trào dân tộc dân chủ. Khi kháng chiến bùng bổ, Phật tử khắp cả nước đã đồng lòng tham gia vào phong trào cách mạng và tích cực hoạt động.

Các tổ chức như: Tăng già cứu quốc, Phật giáo cứu quốc được thành lập ở khắp nơi trên cả nước. Chùa chiềng là nơi nuôi dưỡng và giúp che giấu cán bộ cách mạng. Đặc biệt, các tổ chức Phật giáo chấp nhận ngừng mọi công việc hoằng pháp để tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh của dân tộc và đất nước.

Thế nên, trong những giai đoạn kháng chiến cứu nước diễn ra quyết liệt, nhiều tăng ni và Phật tử đã đồng lòng đứng lên “cởi cà sa, khoác chiến bào ra trận” song hành cùng dân và quân ta đánh tan bè lũ xâm lược.

 Có thể thấy, để đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, không thể thiếu sự đóng góp của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, của các tổ chức, đoàn thể Phật giáo. Trong đó, tín đồ đạo Phật đã trở thành một lực lượng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào kháng chiến.

  1. Vai trò đối với Phật Giáo Việt Nam

Về phương diện cơ cấu tổ chức, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong cách truyền bá giáo pháp và sinh hoạt trong nội bộ tổ chức Phật giáo, cũng như mối quan hệ với phật tử, quần chúng nhân dân. Sự thay đổi nổi quan trọng nhất chính là quan hệ giữa các sơn môn, tổ đình, hệ phái, vùng miền trở nên có hệ thống, được tổ chức theo cấp bậc từ trung ương đến địa phương.

Điều này khác với trước đây, khi các tổ chức hoạt động bình đẳng với nhau, không có sự phân chia, kiểm soát hay lệ thuộc lẫn nhau, dẫn đến không có tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Điều này giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành một tổ chức Phật giáo Việt Nam thống nhất vào thời điểm đó để phục vụ cho phong trào chấn hưng. Đồng thời, góp phần tạo nên một nền Phật giáo vững mạnh và phát triển ngày nay tại Việt Nam.

Về thành phần tham gia vào các tổ chức Phật giáo cũng được đa dạng hóa, đầy đủ các thành phần xã hội chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi tăng sĩ. Điều này góp phần làm cho lực lượng của các hội Phật giáo trở nên hùng hậu hơn, quy tụ được sự tham gia và ủng hộ của số đông quần chúng nhân dân. Hơn thế nữa, mọi tăng ni và Phật tử đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến cho hoạt động của hội. Đây chính là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong sự lớn mạnh và thành công của phong trào chấn hưng Phật giáo.

Về phương diện văn hóa, phong trào chấn hưng Phật giáo đã giúp củng cố và khẳng định Phật giáo là một yếu tố nền tảng cốt lõi của văn hóa Việt Nam và là điểm tựa tinh thần về tâm linh cho quần chúng nhân dân. Phong trào đã thúc đẩy sự tiếp cận kiến thức Phật học đối với tín đồ, góp phần gia tăng sự hiểu biết đúng đắn về Phật, Pháp, Tăng, giảm thiểu những hoạt động mê tín dị đoan, lệ thuộc vào các nghi lễ tâm linh huyền bí… Bên cạnh đó, phong trào đã giúp chứng tỏ rằng các hình thức cúng kính, lễ lạy trước đây chỉ là một khía cạnh bình dân của đạo Phật. Và tinh thần chân chính của đạo Phật rất phù hợp với tinh thần của sự tiến bộ, khoa học, chứ không lười biếng, ỷ lại, yếu đuối.

Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu những tinh hoa của giáo lý nhà Phật, đồng thời chuyển hóa cho phù hợp với văn hóa, đời sống của quần chúng nhân dân Việt Nam. Hơn thế nữa, Phật giáo Việt Nam còn được nâng lên một tầm cao mới, tạo ra những chuẩn mực vượt thời đại, nhằm đáp ứng được với nhu cầu phát triển lúc bấy giờ và trong tương lai.

Việc đào tạo tăng tài cũng được các hội Phật học chú trọng, nhằm xóa bỏ tình trạng thất học trong tăng chúng, đặc biệt là Hội An Nam Phật học và sơn môn Huế. Tại các chùa, nhiều lớp Phật học dành cho tăng sĩ được thành lập, đồng thời hội cũng xây dựng riêng chương trình chấn chỉnh tình trạng tăng sĩ. Tiêu biểu là việc thành lập hội đồng luật sư có các vị tăng già tinh thông giới luật để giám sát giới hạnh và tổ chức những ban thầy cúng hiểu biết chuyên về các pháp tang lễ, tán, tụng, cầu an, cầu siêu. Chương trình Phật học của hội cũng được kiện toàn thành 2 cấp học: tiểu học và đại học.

Hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũng tổ chức lớp Phật học, tuy nhiên lớp này sớm đóng cửa vì thiếu tài chính. Tuy vậy, hội đã xuất bản sách Phật học giáo khoa bằng tiếng Việt và tiếng Hán. Bắc Kỳ Phật Giáo Hội tuy thành lập muộn nhất nhưng cũng có những đóng góp đáng kể. Những trường tăng học đã giúp cho các học tăng có đầy đủ những kiến thức cơ bản về Phật học. Các cấp học cao hơn như tiểu học, trung học, đại học cũng góp phần đào tạo những học tăng có trình độ cao.

Nhìn chung, việc đào đạo tăng tài của các hội Phật học ba miền đã có vai trò quan trọng trong việc đào tạo những tăng ni sinh có đầy đủ năng lực và phẩm chất để có thể hướng dẫn, truyền bá Phật pháp đến người dân. Đồng thời, điều này cũng góp phần tạo nên một nền móng vững chắc cho Phật giáo phát triển và đủ tầm lan tỏa mạnh mẽ về sau.

Ngoài việc chú trọng đào tạo tăng tài, các hội Phật học còn tiến hành xuất bản các tuần san, báo, tạp chí như: Viên Âm, Pháp Âm, Duy Tâm, Từ Bi Âm, Đuốc Tuệ, Tiếng Chuông Sớm… đóng vai trò tạo nên những cơ quan ngôn luận riêng của phong trào chấn hưng Phật giáo nói riêng và cho Phật Giáo Việt Nam nói chung. Đây cũng là những phương tiện truyền thông hữu ích, góp phần truyền bá những chân lý từ kinh điển sang dạng chữ quốc ngữ để tiếp cận đa số quần chúng nhân dân.

Đồng thời, góp phần định hướng và giáo dục tư tưởng, nhân cách cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức về Phật học, đời sống, xã hội… Hơn thế nữa, những đóng góp của các tờ báo, tạp chí đã giúp tăng ni, Phật tử có hiểu biết sâu sắc về Phật giáo, giúp họ tự tin và dễ dàng hơn khi hội nhập với Phật giáo thế giới.

Ngộ Tự Thọ

COMMENTS

WORDPRESS: 0