HomePhật học

Thiện Tâm ta ở đâu sự nghiệp ta ở đó.

Mời bạn đọc chia sẻ “Cảm xúc mùa Phật đản”
Ý nghĩa Tam quy theo tinh thần Pháp hoa
Thầy Làng Mai: Đi về hướng Mùa Xuân

PGQ12 – Người trưởng thành không phải ở chỗ tuổi tác cao, mà là ở tâm tính. Tâm trưởng thành không phải gặp được nhiều chuyện, mà là thái độ đối xử với sự việc. Con người sống trong xã hội, có thể thấy được cái sai của người khác, liền nghĩ đến lỗi của chính mình; thấy chỗ không phải của người khác, lại có thể bao dung cái không hay của họ, như thế tâm mới được an yên, nhẹ nhõm.    

“Làm việc bằng cái tâm”. Một tâm thanh tịnh thì đưa đến thế giới an lạc giải thoát; ngược lại một tâm bất thiện thì dẫn đến sự khổ đau. Dòng thiền Vô Ngôn Thông, từng khuyên bảo học trò mình “Hiểu tâm tu đạo, thì ít mất sức, mà dễ thành công. Không hiểu tâm mà tu đạo thì uổng công vô ích”.

Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc, mà cũng là cái chìa khóa vàng mở cho chúng ta cánh cửa vào sự bất tử.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Vì vậy khi kết hợp giữa đạo vào đời một cách nhuần nhuyễn thì có những điểm như sau:

  1. Xuất sắc không đến với người lười, thành công chẳng tới cùng kẻ rảnh. Vào một nơi mới, làm một việc mới, ngành mới, không thể có được thành công nếu ta chỉ muốn “chọn việc nhẹ nhàng”.
  2. Kẻ ngốc chăm chăm đòi Thêm, người khôn tìm cách Cho đi. Trong ngắn hạn, họ sẽ có thể có lợi, nhưng hầu hết về sau sẽ rất bất lợi vì nếu ta không tạo đủ giá trị để bù lại, ta sẽ bị đào thải.
  3. Không có ngành nào dễ kiếm tiền, Chẳng có nghề nào toàn sung sướng. Phải chấp nhận cực khổ, vất vả và nhiều điều “không ưng” để có được thành công. Dù bạn chỉ làm một vị trí công việc, một nghề nào đó hay bạn dẫn dắt một doanh nghiệp.
  4. Không có nơi nào toàn suôn sẻ, Cuộc đời chỉ thuận khi Thích nghi, Nếu nhìn đâu cũng thấy vấn đề thì thực ra chính ta đang là vấn đề.
  5. Đổi thái độ mới chuyển được cuộc đời mình. Chuyển tư duy mới mong bồi kiến thức. Trao dồi kỹ năng mới mong nâng vị thế, vai trò, chức vụ… thực ra cũng giống như trong vai trò trong một vở tuồng, đòi hỏi năng lực thật sự.
  6. Mọi người dùng thời gian để phấn đấu ta hãy lại dùng để Tư duy. Không phải đứng chỗ nào, vị trí gì trong một tổ chức? Mà Ta sẽ làm gì cho xã hội.
  7. Tuổi trẻ chính là vốn quý… khi và chỉ khi ta dùng nó để phấn đấu và bứt phá.
  8. Nếu mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, Thì thành công e rằng sẽ “không đến”.
  9. Mọi vấn đề đều là của bản thân, mọi thành công đều cần đội nhóm. Đi nhanh đi một mình, đi xa cần đi chung.
  10. Trái đất tròn, sau này còn gặp lại. Có ghét nhau thì cũng đừng quá cạn tàu ráo máng. Hãy giữ lại chút gì để mai này còn sẽ nhìn mặt nhau. Nhất là khi lần sau tương quan hai bên có thể sẽ rất khác.
  11. Đừng chọn hạnh phúc là lúc thành công. Hãy chọn hạnh phúc trong mỗi việc mình làm, mỗi ngày mình sống. Nếu chọn hạnh phúc là đích đến, mỗi ngày ta sẽ phải sống trong đau khổ và bất hạnh vì phải hy sinh sở thích, giải trí và hưởng thụ hiện tại cho một điều gì đó còn rất xa, và không chắc là sẽ có.
  12. Hãy sắc, nhưng đừng quá bén. Hãy sâu, nhưng đừng nguy hiểm. Vừa vừa thôi.
  13. Đời ta chỉ có thầy và bạn không có kẻ thù. Nhặt từng sợi khôn. Học từ mọi người quanh mình, kể cả từ những thất bại của mọi người sẽ là hay của mình!
  14. Không kiếm được tiền, thì kiếm được tri thức. Không kiếm được tri thức, thì kiếm được kinh nghiệm. Có những thứ trên rồi, thì tiền sẽ tự đến không cần kiếm. Tiền bạc, thu nhập là “Quả” chứ không phải là “Nhân”. Cuộc đời khi gieo đủ nhân, quả sẽ tới. Không đủ nhân, quả có may mắn đến thì rồi cũng sẽ đi mà thôi.
  15. Muốn phát triển lên trọng trách mới. Trước tiên hãy tư duy như những người đang ở vai trò ấy. Thấu hiểu và trăn trở vấn đề họ đang quan tâm. Và nhiệt thành giúp họ giải quyết vấn đề ấy thì ngồi vô vị trí đó sẽ bình an. Thiếu tài đức mà ngồi chỗ cao sẽ hại mình, làm khổ người!

Khi bình tâm tỉnh trí ta sẽ thấy rõ, chính sự “Định tĩnh, nhất tâm” mới là chìa khóa để mở cánh cửa cuộc đời hay nẻo đạo. “Nếu với tâm thanh tịnh, An lạc bước theo sau. Như bóng không rời hình.” Nếu tâm được trong sạch, lời nói và hành động thiện lành thì an lạc sẽ đến với chúng ta như hình bóng, không bao giờ tách rời!

Đó là lợi ích của phương pháp thực tập điều tâm của đạo Phật trong đời sống thực nghiệm tâm linh, giúp soi sáng và thúc đẩy thiện tâm được lan tỏa ở mọi ngóc ngách đường đời, và cũng là động lực để nâng ta lên một tầm cao mới của tri thức và Trí tuệ!

 

TT.  Thích Lệ Thọ

COMMENTS

WORDPRESS: 0