HomePhật học

Sự xuất thế vĩ đại

Giới thiệu về tiểu sử, pháp tướng và công năng của đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Gia trì lực của đức Quan Âm Bồ-tát
Kỳ 1: Khái quát Phong trào Chấn hưng Phật Giáo Đầu Thế Kỷ XX

Kính mừng Đại Lễ Vesak

PGQ12-Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào năm 624 TCN nhằm ngày 15 tháng 4 âm lịch. Ngày Phật Đản Sanh được Liên Hiệp Quốc thống nhất là Đại Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo, Phật Niết bàn) là ngày lễ kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Sự kiện Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại đất nước Nepal, Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VII TCN. Sự có mặt của Đức Thế Tôn tại cõi Ta Bà có thể nói theo tư tưởng Đại thừa Bắc truyền thì nói rõ mục đích tối hậu của Đức Thế Tôn ở Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:“Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”[1]. Mặc khác ở tư tưởng nguyên thủy Kinh Nikaya:“Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một cách vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác”.[2] Thông qua hai tư tưởng Đại thừa và Nguyên thủy đều có điểm tương đồng và dị biệt. Nhưng đều nói lên “một cái nguyên nhân Phật xuất thế tại cõi Ta Bà này đều là “vì lợi ích cho chư thiên và loài người” vì để chỉ dẫn con đường giải thoát đến Niết-bàn, thắp lên tuệ giác vô thượng cho chúng sinh.

Sự kiện Đản sanh của Đức Thế Tôn có thể ví như“như hoa Ưu Đàm ngàn năm nở một lần” điều này để nói lên rằng sự kiện một vị Như Lai Chánh Đẳng Giác đản sinh ở cõi đời là một việc vô cùng hy hữu, khó có, khó tìm. Bồ tát Hộ Minh hạ phàm vào thai mẹ như bao nhiêu con người ở thế gian nhưng có khác là sự bỏ tục xuất gia, tu hành và chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành một vị Phật. Và ngài đã hướng dẫn cho chúng sanh “con đường thánh đao tám ngành” đề thoát ly sanh tử, phiền não đau khổ. Sự kiện Đản sanh của Đức Phật là sự xuất thế vĩ đại của một bậc Chánh Đẳng Giác.

Đức Phật thành đạo

Đức Phật chọn nơi Đản sanh là Nepal (xưa kia là một phần của Ấn Độ) là một đất nước có rất nhiều tôn giáo nhưng hầu hết các tôn giáo chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân là giải phóng họ ra khỏi áp bức về thần quyền và sự phân biệt giai cấp. Các học thuyết Vedā của Bà-la-môn, vốn được xem là tư tưởng chính thống, chỉ mang lại sự chia cắt, áp bức, phân biệt giai cấp và bất bình đẳng xã hội. Do vậy cái họ cần là một tin thần tự do, khai phóng, và sự giác ngộ tâm linh thật sự.  Trong cái không khí ngột ngạt của sự hà khắc về giai cấp của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, đức Phật đã đến mang lại hạnh phúc bằng tinh thần: Từ bi, trí tuệ và bình đẳng. Đức Phật dã tuyên bố “Không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ” đó là tuyên ngôn bất hủ về sự bình đẳng về quyền được làm một con người và ai cũng có trí tuệ và giải thoát theo con đường Phật đã thân chứng.

Với trí tuệ vô thượng, Đức Phật đã hàng phục nhiều các Bà La Môn quy hướng về Chánh pháp, độ đủ các thành phần căn cơ từ cao tới thấp, từ dòng quý tộc đến thân phận kẻ hốt phân cũng được gia nhập vào Tăng đoàn của Phật. Đối với những người chống đối như Đề Bà Đạt Đa, Vô Não cũng được Phật hóa độ. Phật pháp như đại dương mênh mông ôm hết mọi giai tầng xã hội, mọi số phận chúng sinh vào lòng, nuôi dưỡng những tâm hồn đau khổ để từ nơi đó nảy nở một cành sen tuệ giác.

Đức Thế Tôn đã giải quyết các vấn đề xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo, đảng phái bằng tinh thần bất bạo động mà thay vào đó là sự đoàn kết thương yêu dựa trên lòng từ bi bao dung độ lượng để bảo tồn sự sống và xây dựng tình hữu nghị hòa bình và phát triển. Đức Phật đã hóa giải sự xung đột chiến tranh giữa Vua Ajatasattu nước Magadha muốn gây chiến với Vua Pasenadi nước Kosala, Đức Phật đã làm bài kệ: “Thắng trận sinh thù oán; bại trận nếm khổ đau; Ai bỏ thắng, bỏ bại; Tịch tịnh, hưởng an lạc”[3]. Ngài cũng đã hóa giải ý định xâm lược của Vua Ajatasattu với dân tộc Vajji nước Vesāli, hay là hóa giải cuộc chiến tranh giữa quốc gia Kapilavatthu và nước Koli láng giềng để giành con sông Rohini.

Đức Phật nhập Niết-bàn

Về mặt xuất thế gian pháp Đức Phật đã giải quyết vấn đề sinh tử cho mình và chỉ bày phương pháp tự thân mình chứng nghiệm chỉ cho tất cả những ai khao khát giác ngộ thông qua giáo lý Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Bát Chánh Đạo, Nhân quả, Nghiệp báo… Tùy theo căn cơ chúng sanh mà Đức Phật đã chỉ dẫn nhiều phương thức tu hành khác nhau, đưa họ từ tà kiến quay về chánh kiến, chuyển hóa khổ đau để đạt được hạnh phúc hiện tại cũng như ở tương lai.

Nhân ngày Đại lễ Phật Đản chúng ta cùng ôn lại tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng của Phật trong quá trình 49 năm thuyết pháp độ sanh để  minh chứng cho “Sự xuất thế vĩ đại của một bậc Thế Tôn Chánh Đẳng Giác đáng kính của trời người”. Thông điệp Vesak là lễ Tam hợp (Đản sanh, Thành đạo, Niết bàn) nói lên hành trình của Đức Phật về sự hóa độ chúng sanh bằng con đường tuệ giác, thể nghiệm chứng ngộ giải thoát của một Pháp Vương Vô Thượng. Nếu chúng ta chỉ bàn về sự kiện Đản sanh thì chưa đủ để nói lên một bậc Thế Tôn đáng kính. Ngài trở nên cao quý không phải ở sự xuất thân, mà ở chỗ đem lại lợi ích gì cho mọi người. Đây là thông điệp cho những ai cần lắng nghe và hiểu về Thế Tôn Bậc A- La- Hán Chánh Đẳng Giác.

 

Chúc Phước

[1] Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện thứ hai, HT Thích Trí Tịnh dịch.

[2] Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ) XIII. Phẩm Một Người 1.170–187. Như Lai

[3] Kinh Pháp Cú kệ ngôn 201.

COMMENTS

WORDPRESS: 0